Mua nhà ở xã hội bạn phải biết quy định gì ?

Với các chính sách đột phá như giá bán nhà ở xã hội phải ngang giá xây dựng và không tính giá đất, nhiều năm qua, tỉnh Bình Dương đã trở thành điển hình của cả nước trong xây dựng nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp. Thời gian tới, Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh phát triển xây dựng nhà ở xã hội với giá thấp giúp người lao động an cư, lập nghiệp.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội được quy định tại Khoản 7 Điều 3 của Luật nhà ở 2014 là nhà ở có sự bảo trợ của Nhà Nước và các đối tượng được áp dụng một số chính sách ưu đãi về giá theo quy định của Pháp luật.

Nhà ở xã hội sẽ được phân thành 2 dạng:

Nhà ở xã hội là chung cư: các dự án căn hộ phải được xây dựng, hoàn thiện theo kiểu khép kín, diện tích của mỗi căn hộ đạt tối thiểu 25m2 sàn và tối đa là 70m2 sàn

Theo từng địa bàn mà UBND có thể quy định mức điều chỉnh diện tích tối đa không quá 77 m2. Số lượng căn hộ không quá 10% trên tổng số căn hộ nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội là những căn nhà liền kề cũng sẽ có diện tích không được quá 70 m2.

Ai có thể mua nhà ở xã hội?

Việc mua nhà ở xã hội không phải cũng có thể mua được vì nó đều có quy định riêng biệt. Vậy các đối tượng mua nhà ở xã hội bao gồm như sau:

  • Người có công với nước
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo ở vùng này
  • Hộ gia đình nằm trong khu vực hay có lũ lụt, biến đổi khí hậu
  • Người có thu nhập thấp, trung bình và cận nghèo ở khu vực đô thị
  • Người đang làm việc tại các cơ sở trong và ngoài khu kinh tế
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị của công an nhân dân, lực lượng vũ trang…
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Pháp luật.
  • Những đối tượng đã trả lại nhà ở cũ
  • Các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, phải giải phóng mặt bằng, phá dỡ nhà ở không được Nhà nước đền bù, nhà ở, đất ở.

Lưu ý: về việc thế chấp, chuyển nhượng nhà ở xã hội:

Căn cứ theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển quỹ nhà ở xã hội quy định về việc chuyển nhượng nhà ở xã hội như sau:

Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, tính từ ngày thanh toán xong tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký kết với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Vì thế, theo quy đình trên chủ sở hữu nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà dưới bất kỳ hình thức có thời hạn ít nhất là 5 năm, và chỉ được phép bán lại, chế thấp hay cho thuê sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *